– Cá dĩa bắt đầu sinh sản từ 10 – 12 tháng tuổi, khi đó chúng sẽ tự bắt cặp với nhau, tách đàn bơi riêng về một góc làm ổ. Trước khi đẻ một vài ngày cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại. Đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi – đuôi đen rậm khi ở giai đoạn này
– PH là chỉ số dung để đo nồng độ của ion H+, hoặc có thể hiểu là độ axit hoặc độ chua của nước, thường từ 6 – 8, ổn định ở mức 7.
-Trong trường hợp, bể cá cảnh có độ pH< 5.5. Tức là độ axit trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sinh sống trong điều kiện axit cao, có thể ảnh hưởng đến chất nhờn và hệ hô hấp của cá. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng cá chết.
-Trường hợp, bể cá cảnh có độ pH > 8.5. Tức là độ kiềm trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sống trong điều kiện kiềm cao, có thể làm phá hủy da cũng như mang cá. Từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy cũng như quá trình trao đổi chất. Vì thế cá sẽ chậm lớn hơn bình thường. Không những thế, lượng khí NH3 có trong môi trường kiềm cao có thể gây ngộ độc cho cá, rất nguy hiểm. Ở cá dĩa nếu muốn kích thích cá sinh sản nên cho những chỉ số PH như thế nào?
- ĐỐI VỚI CÁ SINH SẢN
– PH từ 6 – 6.5 >> Ở chỉ số ph này bể hơi chua – sẽ kích thích sinh sản ở cá dĩa
– PH từ 5.5 – 6 >> Trường hợp cá có biểu hiện ăn trứng, nên hạ chỉ số ph xuống tầm chỉ số này để tránh cá ăn trứng
- ĐỐI VỚI CÁ BỘT:
– PH 6 – 6.5: Dành cho cá từ 10 ngày đến 30 ngày
– PH 6.5 – 7.5: Dành cho cá từ 30 ngày trở lên